Viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, xét nghiệm, điều trị và cách phòng tránh
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc. Đây là bệnh dạ dày phổ biến nhất hiện nay, theo thống kê, có đến 26% dân số nước ta mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Chứng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phóng ngừa căn bệnh này nhé.
Dạ dày là gì? Tá tràng gì?
+ Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài chức năng lưu giữ, dạ dày còn biến thức ăn thành chất lỏng hoặc bột nhão.
+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn.
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ. Tuy nhiên những bệnh nhân thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe…, người ăn uống không điều độ, người lớn tuổi có tiền sử bị nhiễm HP, bệnh nhân ung thư phải hóa trị và xạ trị,… có nguy cơ cao bị loét dạ dày tá tràng.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng
+ Loét dạ dày tá tràng xảy ra khi tình trạng cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và cơ chế bảo vệ bị phá hủy.
+ Các yếu tố phá hủy gồm NSAIDs, nhiễm H.Pylori, rượu bia, muối mật, acid và pepsin,… Các yếu tố này có thể làm thay đổi khả năng bảo vệ niêm mạc, cho phép các ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tế bào biểu mô.
+ Các cơ chế bảo vệ gồm sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào, chất nhầy của niêm mạc dạ dày, dòng máu đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô.
Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng rất đa dạng, thường gặp nhất là các yếu tố sau:
+ Ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe; ăn đồ quá cay nóng chiên xào; ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,… là những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng.
+ Chế độ sinh hoạt không điều độ: Thức quá khuya, ăn không đúng bữa
+ Lạm dụng nhiều thuốc Tây và hóa chất: thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương
+ Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
+ Do bệnh lý: Tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan,… là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng.
+ Một số nguyên nhân khác như stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây nên bệnh lý loét dạ dày tá tràng cho bệnh nhân.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng:
+ Đau bụng vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức): là dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Ngoài ra còn có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái.
+ Buồn nôn: Đau dạ dày buồn nôn là cảm giác nhiều người gặp phải. khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
+ Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.
+ Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó dẫn đến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể.
+ Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê, …
Khám dạ dày
+ Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào tiền sử bệnh lý, vị trí đau để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm khác để tăng thêm khả năng chẩn đoán bệnh chính xác.
+ Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến nhất ở Việt Nam vì phương pháp này nhanh và đơn giản, không tốn kém nhiều đối với bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn qua miệng hoặc mũi, qua ống thực quản để kiểm tra dạ dày.
+ Trường hợp bệnh nhân sợ hãi hoặc muốn giảm đau thì có thể thực hiện gây mê khi nội soi. Tuy nhiên. nội soi gây mê phức tạp hơn, cần thêm bác sĩ gây mê và chi phí cũng cao hơn nội soi thông thường (1-1,2 triệu/lần so với 200-300.000 đồng/lần)
+ Xét nghiệm qua hơi thở: Người bệnh sẽ được kiểm tra hơi thở rồi cho uống một viên thuốc tên UBIT để phát hiện xem có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
+ Chụp X quang: Chụp X quang cản quang cũng là một phương pháp khám dạ dày. Ưu điểm của phương pháp này là thông qua các hình ảnh, các bác sĩ có thể phát hiện được một số biểu hiện bất thường của dạ dày như: Xoắn dạ dày, khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng …
+ Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng sẽ giúp đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Khám dạ dày bằng xét nghiệm máu được áp dụng để tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Khi xuất hiện vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này. Nếu xét nghiệm máu thấy sự tồn tại của loại kháng thể này đồng nghĩa việc bạn có tiền sử nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc đang có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
+ Siêu âm dạ dày: Dùng máy siêu âm để kiểm tra dạ dày. Bác sĩ có thể phát hiện được những biểu hiện bất thường trong dạ dày và tầm soát ung thư (hình ảnh di căn hạch hoặc các cơ quan lân cận,…).
+ Chụp MRI dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể.
+ Chụp CT dạ dày: Phương pháp này sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể để thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, khối u và túi thừa trong bộ phận này.
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
+ Thuốc: Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid dịch vị hoặc thuốc giúp giảm tiết acid; Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL; Thuốc tạo màng bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày. Thuốc diệt vi khuẩn HP.
+ Sử dụng các thực phẩm có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày như tinh bột nghệ, mật ong, … Hoặc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các thành phần này.
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bổ sung trái cây, rau xanh; Không sử dụng thuốc lá, rượu, bia; Không sử dụng các thức ăn cay nóng; Ăn, ngủ đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái.
Ngoài các cách chữa đau dạ dày kể trên, việc phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng cũng rất quan trọng:
+ Tránh lạm dụng và hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khi chưa cần thiết như ibuprofen, aspirin, naproxen, …
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cafe và nên bỏ thuốc lá.
+ Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn HP.
+ Nên ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, cần chia nhỏ các bữa ăn, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vàng.
+ Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…
+ Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn các bài tập nhẹ nhàng không gắng sức như đi bộ, tập yoga, …
+ Phân bố thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý, không để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
TPBVSK GASTRIN là sản phầm hàng đầu về hỗ trợ bệnh viêm loét dja dày tá tràng. GASTRIN gồm 100% thảo dược, bao gồm 300mg Nano Curcumin – mức cao nhất thị trường hiện nay, và 155mg chiết xuất sup lơ xanh giàu sulforaphane. GASTRIN được nghiên cứu và chuyển giao công thức độc quyền từ Viện RIFFF và là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.