Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa, và số người mắc bệnh dạ dày hiện nay ở Việt Nam là trên 6 triệu người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về vai trò, chức năng của dạ dày cũng như các triệu chứng, các bệnh của bộ phận này. Bài viết này giới thiệu một số nội dung cơ bản có liên quan.
Dạ dày là gì, chức năng của dạ dày?
Dạ dày (bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, giống hình chữ J. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị.
Dạ dày có 2 chức năng chính là: (i)Dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị và (ii)Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
Vị trí dạ dày
Dạ dày nằm ở đâu là câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Dạ dày nằm giữa bụng – phía trên rốn và dưới thượng vị, phía sau là tuyến tụy.
Vị trí đau dạ dày
Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như vùng bụng giữa, hạ sườn trái, nhưng nhiều nhất là vùng thượng vị – là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương ức. Những cơn đau căng tức, âm ỉ, khó chịu sẽ xảy ra khi vùng này bị tổn thương.
Dấu hiệu đau dạ dày
Triệu chứng đau dạ dày (triệu chứng đau bao tử) thường có những biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ.
Dưới đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:
+ Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng.
+ Ăn uống kém hơn: Người đau dạ dày thường có ăn uống kém hơn, thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon. Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm. Sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng đầy hơi, cảm giác nặng nề, buồn nôn.
+ Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân là do hoạt động của dạ dày bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bị lên men. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức
+ Cảm giác buồn nôn, nôn: Khi bao tử gặp vấn đề, thức ăn không tiêu hóa được gây đầy bụng khó tiêu. Lúc này khí và dịch tích tụ lại trong dạ dày đẩy ngược lên tạo thành trào ngược thực quản khiến người bệnh dạ dày cóa cảm giác buồn nôn.
+ Bị chảy máu tiêu hóa: Máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa được gọi là chảy máu tiêu hóa. Biểu hiện chảy máu tiêu hóa là nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có trong phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp. Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Đau dạ dày nên ăn gì? đau dạ dày kiêng ăn gì? Vui lòng xem bài chi tiết tại đây
Các bệnh đau dạ dày thường gặp:
+ Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua khó chịu cho bệnh nhân.
+ Nhiễm vi khuẩn HP: Là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.
+ Trào ngược dạ dày thực quản: xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản.
+ Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa).
Với mỗi loại bệnh dạ dày kể trên đều có những nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị khác nhau. Chúng ta cùng xem chi tiết về các bệnh đau dạ dày như Viêm loét dạ dày tá tràng, Nhiễm vi khuẩn HP … ở các bài viết này nhé.
TPBVSK GASTRIN 100% thảo dược gồm 300mg Nano Curcumin – mức cao nhất thị trường hiện nay, và 155mg chiết xuất sup lơ xanh giàu sulforaphane. GASTRIN được nghiên cứu và chuyển giao công thức độc quyền từ Viện RIFFF và là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.