Di truyền chỉ ảnh hưởng 23% tới chiều cao của trẻ, còn lại là những yếu tố nào?
Nếu bạn thấp thì con bạn có thể sao được không (?!). Đa số Bố mẹ đều nghĩ rằng, “gien” mình thấp thì con làm sao cao được. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong việc ảnh hưởng tới chiều cao của một người.
Ngoài di truyền là yếu tố không thể tác động, vẫn còn tới 77% các yếu tố con người có thể can thiệp. Vậy, để con có được chiều cao tối đa, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các giải pháp sau:
1. Yếu Tố Dinh Dưỡng: Chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao (tới 32%), hơn cả gen di truyền. Để phát triển chiều cao, con cần được bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, các thực phẩm giàu canxi, kẽm và vitamin D rất hữu ích trong phát triển chiều cao:
– Canxi thực sự cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của xương, bạn có thể bổ sung bằng các loại rau xanh hay các sản phẩm từ sữa.
– Vitamin D là Vitamin giúp cơ thể hấp thụ Canxi và điều khiển hoạt động của hormone chuyển hóa xương, giúp tái tạo xương và phát triển hệ xương. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin D như cá hồi, cá ngừ, cá thu, gan, trứng, sữa, ngũ cốc, …
– Vitamin K2 là “mắt xích” quan trọng trong quá trình chuyển hóa và sử dụng canxi trong cơ thể. Nếu như vitamin D3 là chất dẫn truyền quyết định hiệu quả hấp thu canxi từ thực phẩm (hoặc thuốc bổ sung) qua thành ruột vào máu, thì vitamin K2 lại quyết định việc canxi này có đến được xương tối ưu hay không.Vitamin K2 kích hoạt các Osteocalcin – một loại protein có chức năng vận chuyển và tích hợp canxi vào xương.
– Việc tiêu thụ kẽm cũng vô cùng quan trọng bởi vì Kẽm là thành phần có tác động vào hoạt tính của trên 300 enzym trong cơ thể, vào hầu hết các quá trình chuyển hóa, đặc biệt sinh tổng hợp và phát triển tế bào. Nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển. Những thực phẩm như trứng, chocolate, măng tây, đậu phộng rất dồi dào kẽm.
2. Tập Luyện Thể Dục Thường Xuyên: Tập luyện thể dục thường xuyên tác động 20% đến phát triển chiều cao của trẻ. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp vận động toàn thân, tăng sự dẻo dai của các cơ, giãn xương cốt, tạo điều kiện cho sự tái tạo sụn. Các bài tập, các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, đạp xe, nhảy dây, treo xà …. rất tốt cho phát triển chiều cao của trẻ.
3. Các yếu tố khác (25%): Các yếu tố như môi trường sống, chất lượng giấc ngủ, dậy thì sớm cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển chiều cao.
– Môi trường sống: không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, dịch bệnh, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.
– Ngủ đủ giấc: Chiều cao tặng mạnh vào ban đêm vì khi ngủ, cơ thể tiết ra lượng hormone GH giúp tăng trưởng chiều cao gấp 4 lần khi thức, đặc biệt GH thường đạt đỉnh vào lúc từ 22 giờ đến 1 giờ sáng. Vì vậy, phụ huynh cần tạo điều kiện để con có giấc ngủ sâu và ngủ đủ giấc nhằm tăng chiều cao một cách tối đa.
– Dậy thì sớm: Ở thời điểm dậy thì sớm, trẻ có thể trẻ cao hơn so với các bạn cùng độ tuổi. Tuy nhiên, dậy thì sớm làm cho các khớp xương bị đóng sớm hơn bình thường, rút ngắn thời gian sinh trưởng, do đó làm ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.