Cây mía giò, cây thuốc đẹp với nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây mía giò còn có tên gọi là mía dò, cây cát lồi, cây củ chóc,… tùy từng vùng miền sẽ có những tên gọi khác nhau. Cây mía giò có tên khoa học là Costus Speciosus Smith, thuộc họ Gừng Zinhiberaceae.
Ở Việt Nam mía giò xuất hiện ở khu vực đồi núi và trung du, ít khi tìm được ở đồng bằng. Đây là loài cây vốn mọc hoang, hay gặp ở ven sông, suối, kênh rạch… nhưng vì có tác dụng chữa nhiều bệnh mà ngày nay người ta đã tiến hành trồng chúng. Mía giò có hình dáng bắt mắt, hoa đẹp nên cũng được nhiều gia đình đem về trồng bên cạnh giếng nước, chậu cây để làm cảnh.
Mía giò là loại cây có thân mềm, mọc thẳng, cao từ 40-60 cm. Phần thân rễ khá to, mọc bò ngang trên mặt đất, chúng có thể phát triển thành củ. Củ dài, có mùi thơm nhè nhẹ, còn được gọi là củ cát lồi, đây cũng chính là bộ phận dùng để làm thuốc đắt giá của cây mía giò.
Theo một số nghiên cứu thì trong củ cát lồi có chứa nhiều thành phần hóa học. Trong đó, có các thành phần hoạt chất chính là: Saponin, Diosgenin, Tigogenin, Hydrat cacbon, Anbuminoit và 70% là nước.
Mía giò có vị hơi đắng, chua cay, tính mát, rất dễ sử dụng. Nhờ những đặc tính này mà trong Đông y thường dùng cây mía giò để chống viêm, chữa sỏi thận, khó tiểu và trị viêm đường tiết niệu.
Cây mía giò là một trong những vị thuốc ngày càng được dân gian tin dùng với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Đây là loại cây đã được Viện Khoa học Việt Nam ứng dụng để chiết xuất ra chất Diosgenin – một loại nguyên liệu quan trọng để chế tạo thuốc Steroid.
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ về từng công dụng mà cây mía giò mang lại nhé.
Tác dụng chống viêm, điều trị viêm gan, thận
Theo các nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam, cây mía giò có tác dụng điều trị viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết niệu và xơ gan cổ trướng rất hay. Ở cả 2 giai đoạn viêm cấp tính và mãn tính, cao cây mía giò đều có tác dụng chống viêm rõ rệt.
Điều này đã được chứng minh thông qua thí nghiệm với chuột cống trắng và cũng được dân gian ứng dụng rộng rãi.
Tác dụng điều trị cảm sốt
Không chỉ có khả năng chống viêm, nước sắc cây mía giò còn có tác dụng trị cảm sốt hiệu quả. Vấn đề cảm sốt là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu rất khó chịu. Vì vậy, nếu bạn đang ở trong tình trạng này thì nên sử dụng cây mía giò ngay để giúp điều trị bệnh nhanh chóng.
Công dụng của cây mía giò chữa khó tiểu, lợi tiểu
Bạn biết không? Ngoài việc chống viêm, trị cảm thì tác dụng của cây mía giò còn có khả năng chữa các bệnh về hệ bài tiết như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu nhắt, giúp lợi tiểu. Để điều trị bệnh này, hàng ngày bạn nên uống nước cây mía giò thay trà bình thường, sau một tuần sẽ thấy bệnh được cải thiện.
Tác dụng đối với bà bầu
Cây mía giò có tác dụng an thai đối với bà bầu, tuy nhiên, các bà bầu không nên tự ý dùng cây mía giò mà phải có sự hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ. Tùy vào cơ địa của mỗi người, công dụng của thuốc sẽ phát huy theo từng hướng khác nhau nên các mẹ cần thận trọng dùng trong trường hợp đang mang thai.
Cây mía giò có tác dụng giúp điều trị đau nhức xương khớp
Điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, đau dây thần kinh là một trong những tác dụng hàng đầu mà cát lồi mang lại đối với sức khỏe con người. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên sắc 15-20g cây mía giò cùng với nước để dùng uống mỗi ngày, thời điểm tốt nhất để dùng thuốc là trước mỗi bữa ăn.
Hiện tại, bên cạnh đông trùng hạ thảo, bàn tay ma, … mía giò là một trong những thành phần tạo nên công dụng của sản phẩm GiaiGan. Trong 1 viên GiaiGan có 100 mg cao mía giò, góp phần giúp giải độc và tăng cường chức năng gan hiệu quả.