12 dấu hiệu mang thai dễ nhận biết cho chị em
Mặc dù cần phải làm xét nghiệm hoặc siêu âm mới có thể biết chính xác đã mang thai hay chưa, nhưng vẫn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý cho việc này.
1. Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi
Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… có những biểu hiện tương tự.
Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh, đây chính là máu của bào thai. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.
Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.
2. Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai phổ biến
Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài.
3. Ốm nghén
Ốm nghén là triệu chứng kinh điển của mang thai, và không phải tất cả các thai phụ đều bị. Nguyên nhân gây ra ốm nghén hiện chưa rõ, nhưng rất có thể là do thay đổi nội tiết tố.
Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng hay xuất hiện vào buổi sáng.
Thay đổi nội tiết tố cũng làm khẩu vị của thai phụ thay đổi, khiến thai phụ cảm thấy thèm hoặc sợ hãi một số món ăn nhất định.
Buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị có thể kéo dài đến hết thai kỳ, dù chúng thường giảm hoặc hết ở tuần thứ 13 hoặc 14.
4. Mệt mỏi
Khi mới mang thai (sớm nhất là một tuần sau thụ thai) cơ thể có thể cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao, và lúc này cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều, ăn các thức ăn giàu protein và sắt.
5. Nhiệt độ cơ thể tăng lên
Nếu bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể, một dấu hiệu tích cực của thời kỳ mang thai là tăng khoảng 1 độ kéo dài hơn 2 tuần sau khi rụng trứng.
6. Đi tiểu thường xuyên hơn
Khi mang thai, lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn, nên thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.
7. Táo bón
Trong khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy bụng và táo bón.
8. Thay đổi cảm xúc
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ, khiến thai phụ nhạy cảm hơn. Đây là hiện tượng thường thấy, và có thể gây ra trầm cảm, lo âu, hưng cảm, nóng giận.
9. Thay đổi của vú
Thay đổi về vú cũng là một dấu hiệu rất sớm báo hiệu mang thai. Do nội tiết tố thay đổi nhanh, vú thai phụ to lên, mềm, cảm giác căng đầy, có thể đau hoặc ngứa trong 1 tới 2 tuần. Quầng vú cũng trở nên sậm màu hơn.
10. Tăng nhịp tim
Vào khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10 sau thụ thai, tim thai phụ bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp. Điều này khá phổ biến ở các thai phụ do sự thay đổi nội tiết tố gây ra, tuy nhiên cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn giữa sinh lý mang thai và bệnh lý thực sự.
11. Chóng mặt và ngất
Dưới sự thay đổi của nội tiết tố, các mạch máu giãn ra khiến huyết áp hạ xuống làm cho thai phụ cảm thấy chóng mặt, thậm chí bị ngất.
12. Đau đầu, đau lưng
Rất nhiều thai phụ cho biết họ xuất hiện đau đầu hoặc đau lưng nhẹ.
Tất cả các dấu hiệu có thai sớm nêu trên tuy có thể là dấu hiệu sớm của mang thai, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Bạn nên đến cơ sở y tế khám khi phát hiện bất kỳ bất thường nào để có chẩn đoán xác định chính xác và điều trị kịp thời nếu cần.