Nhân sâm – một trong tứ đại danh dược của Đông Y
Sâm – Nhung – Quế – Phụ là tứ đại danh dược trong đông y, bao gồm: nhân sâm, nhung hươu, quế và phụ (rễ cây đương quy). Đây là bốn loại thuốc quý từ xa xưa đã được Y học cổ truyền coi trọng, và một trong số đó là nhân sâm – vị thuốc đại bổ với sức khỏe của con người.
Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C. A, dân gian hay gọi tắt là sâm, sở dĩ có tên nhân sâm vì các củ sâm có hình dáng giống như hình người. Cây nhân sâm có thân khá thấp, vào khoảng 15cm đến 30cm, phần củ rễ nhiều thịt và mọng nước. Một điều khá thú vị khi nhắc đến sâm là người ta có thể dựa vào thời gian trồng để phân loại, gồm có: Nhân sâm tươi ( dưới 4 năm tuổi), bạch sâm (4 đến 6 năm tuổi) và hồng sâm (trên 6 năm tuổi).
Trong nhân sâm có chứa các thành phần dinh dưỡng là Vitamin A, vitamin C, khoáng chất (sắt, natri, kali, canxi), carbohydrate và không chứa chất béo, protein và cholesterol. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn chứa hai hợp chất quan trọng là gintonin và ginsenosides, làm nên công dụng tuyệt vời của nhân sâm. Sau đây, chứng ta cùng điểm qua các tác dụng của loại thảo dược quý hiếm này nhé:
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong nghiên cứu trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, làm cho bệnh nhân đỡ thấy mệt mỏi, đau đớn hơn và giảm tác dụng phụ của hóa chất.
Các thí nghiệm trên chuột cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng nhân sâm dài hạn sẽ chuẩn bị cho hệ miễn dịch khả năng đề kháng tốt hơn để chống lại các mầm bệnh trong tương lai. Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn cũng giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
2. Chống oxy hoá, giảm viêm
Nhân sâm chứa ginsenoside, hợp chất quan trọng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do, đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm sưng trên cơ thể
3. Cải thiện các triệu chứng của rối loạn cường dương
Nhân sâm từ lâu đã là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cường dương ở nam giới. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2002 của các bác sĩ thuốc Đại học Hàn Quốc cho thấy có đến 60% nam giới nhận được cải thiện tích cực về vấn đề chăn gối sau khi dùng hồng sâm. Lý do là vì các hoạt chất như gintonin và ginsenosides có trong nhân sâm giúp thúc đẩy lưu thông máu đến dương vật hiệu quả hơn.
4. Có lợi cho hệ thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, những hợp chất này có đóng vai trò tích cực trong việc chữa trị bệnh Alzheimer.
5. Chống lại bệnh ung thư
Ginsenosides trong nhân sâm ngoài tác dụng chống oxy hóa còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
6. Giảm lượng đường máu
Có nhiều báo cáo y khoa cho thấy khả năng của nhân sâm trong việc giảm lượng đường trong công thức máu. Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.
7. Chống lại mệt mỏi
Sử dụng chiết xuất từ sâm hoặc sâm tươi thường xuyên đã được chứng minh là có khả năng kích thích hoạt động thể chất và tinh thần ở những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng (ví dụ: Bệnh nhân ung thư điều trị xạ trị).
8. Ngăn ngừa cảm cúm
Nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV).
Chiết xuất của nhân sâm khi đi vào bên trong cơ thể giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh mẽ hơn khi bị nhiễm virus cúm khiến cơn bệnh đi qua nhanh hơn.